Thủ tục và trình tự đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Rate this post

Hiện nay nước ta ban hành rất nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo hộ những sản phẩm của trí tuệ như các phát minh, sáng chế,…Tuy nhiên, quyền sở hữu độc quyền đối với các sáng chế chỉ được xác lập khi đã tiến hành theo tục đăng kí đúng pháp luật. Do đó, câu hỏi đăng kí bảo hộ độc quyền sáng chế như thế nào? Ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Thủ Tục và trình tự đăng kí sáng chế ra sao? Là những câu hỏi được mọi người quan tâm, tham khảo bài viết của Luật Hùng Sơn để hiểu rõ hơn 

Mục lục

1. Sáng chế là gì?

Sáng chế được hiểu là một giải pháp kỹ thuật ( nó có thể ở dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc có thể kết hợp cả hai), do chính con người tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống xã hội. Lưu ý cần phân biệt sáng chế với phát minh, phát minh được hiểu là những gì con người phát hiện ra, không do con người tạo ra, tức là tồn tại sẵn trong tự nhiên rồi. 

Nếu sáng chế đáp ứng các yêu cầu dưới đây thì sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức đó là đăng ký độc quyền sáng chế. Cụ thể như sau:

  • Sáng chế có tính mới mẻ và không trùng lặp hay giống với sáng chế đã đăng ký trước đó
  • Sáng chế chưa tiết lộ công khai dù ở trong nước hay ngoài nước dưới bất kì hình thức nào như sử dụng hay mô tả trong bất kỳ thông tin nào
  • Sáng chế phải có trình độ sáng tạo cao
  • Sáng chế có khả năng áp dụng được vào việc chế tạo, sản xuất,…

2. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Theo Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ thì các đối tượng dưới đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế gồm:

– Phát minh, phương pháp toán học, lý thuyết khoa học;

– Sơ đồ, quy tắc, kế hoạch và phương pháp để thực hiện các hoạt động thực hiện trò chơi , trí óc, kinh doanh, huấn luyện vật nuôi; chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

– Giải pháp chỉ thể hiện đặc tính thẩm mỹ;

– Giống động vật, giống thực vật;

– Quy trình sản xuất động vật, thực vật chủ yếu là bản chất sinh học mà không mang quy trình vi sinh;

– Phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và chữa bệnh cho người, động vật.

3. Hồ sơ đăng ký sáng chế

Hồ sơ đăng ký sáng chế cần chuẩn bị tối thiểu gồm:

  • Tờ khai (gồm 02 tờ theo mẫu có sẵn);
  • Bản mô tả (có 02 bản, bao gồm cả hình vẽ sáng chế nếu có);
  • Yêu cầu bảo hộ (gồm có 02 bản);
  • Các tài liệu có liên quan khác (nếu có);
  • Chứng từ nộp lệ phí và phí đã nộp.

Ngoài ra, Khách hàng đăng ký sáng chế cần cung cấp thêm các tài liệu sau:

  • Tên của Sáng chế
  • Mô tả kỹ thuật về sáng chế vắn tắt, sơ đồ, các hình vẽ;
  • Những ưu điểm và hạn chế của những giải pháp kỹ thuật đã biết trước khi có Sáng chế
  • Chỉ ra tính hiệu quả bằng cách đưa ra một vài trường hợp áp dụng cụ thể
  • Họ tên, điện thoại, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân có Sáng chế/Giải pháp hữu ích muốn đăng ký sáng chế và các đồng tác giả của sáng chế này (nếu có);

4. Thời gian đăng ký sáng chế:

  • Thời gian thẩm định về hình thức: khoảng 01 tháng từ ngày nhận được đơn;
  • Thời gian đơn được công bố: khoảng 18 tháng tính từ ngày ưu tiên hoặc có thể tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;
  • Thời gian thẩm định về nội dung: khoảng 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định về nội dung hoặc ngày công bố
  • Thời hạn bảo hộ đối với bằng độc quyền sáng chế là 20 năm, còn đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 10 năm.

Tóm lại, văn bằng bảo hộ độc quyền đối với sáng chế là chứng cứ duy nhất dùng để chứng minh khi có tranh chấp xảy ra đối với quyền sở hữu độc quyền sáng chế của chủ sở hữu mà không cần đến chứng cứ khác. Chủ sở hữu đối với sáng chế của mình có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi xâm phạm đến sáng chế đã được đăng kí bảo hộ của mình.

Vì vậy, để khai thác và bảo hộ tốt nhất đối với sáng chế của mình thì tác giả nên đăng kí bảo hộ độc quyền sáng chế, để làm việc này một cách nhanh chóng có thể ủy quyền cho công ty Luật Hùng Sơn để thực hiện việc đăng kí sáng chế theo đúng trình tự thủ tục.

độc quyền sáng chếsáng chếthủ tục đăng ký sáng chế