Luật Hùng Sơn
Tổng đài tư vấn luật 24/7 1900 6518

Thủ tục ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

  • Luật Hùng Sơn |
  • 24-07-2020 |
  • Hôn nhân - Gia đình ,
Rate this post

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn luôn là đề tài nóng được nhiều người quan tâm. Bên cạnh giải quyết những vấn đề phát sinh và tranh chấp về tài sản khi ly hôn thì chủ thể chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi việc ly hôn của cha mẹ cũng cần được bảo vệ, bảo đảm được nuôi dưỡng, chăm sóc, nhận tình yêu thương sau ly hôn. Do đó, đây cũng là khía cạnh cần được giải đáp sau mỗi cuộc ly hôn, đặc biệt là vấn đề về thủ tục ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Pháp luật hiện hành quy định về giải quyết quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi vợ chồng ly hôn

Nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho con dưới 36 tháng tuổi khi cha mẹ ly hôn, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định như sau: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, việc xác định người trực tiếp nuôi con sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Cụ thể:

Trường hợp cha mẹ thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, khi đó việc xác định người trực tiếp có quyền nuôi con 36 tháng tuổi dựa vào sự thỏa thuận của cha mẹ. Việc thỏa thuận này cần phải lập thành biên bản theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là không phải trong mọi trường hợp cha mẹ thỏa thuận được về việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì đều được Tòa án công nhận. Mà theo đó, việc thỏa thuận phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con dưới 36 tháng tuổi, cụ thể cần phải đáp ứng được 2 điều kiện sau:

Một là, việc thỏa thuận của cha mẹ phải hoàn toàn dựa trên sự tự do ý chí, sự tự nguyện của các bên, không được dụ dỗ, ép buộc, cưỡng bức, đe dọa khi tiến hành thỏa thuận.

Hai là, sự thỏa thuận phải đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của con. Việc xác định người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con sau này. Nếu như giao con cho người cha hoặc người mẹ có lối sống đồi trụy, thường xuyên rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, gây gổ đánh nhau và tham gia các tệ nạn xã hội khác thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của đứa con đó trong tương lai. Vì vậy, đây là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo yêu cầu của vợ chồng khi ly hôn mà đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi  có được Tòa án chấp nhận hay không.

Trường hợp cha mẹ không thể thỏa thuận được thì người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn thì con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy vì độ tuổi dưới 36 tháng tuổi là giai đoạn con còn quá nhỏ nên sự gần gũi với mẹ là rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của con. Người mẹ sẽ không có quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi, cụ thể như: điều kiện về kinh tế (tài sản, thu nhập, nơi ở ổn định,…), điều kiện về nhân thân, điều kiện về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn đặt con lên hàng đầu,…),…

Trường hợp cha mẹ không thể thỏa thuận được thì người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn, người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì con được giao cho người cha trực tiếp nuôi. Người mẹ sẽ không có quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi, cụ thể như: điều kiện về kinh tế (tài sản, thu nhập, nơi ở ổn định,…), điều kiện về nhân thân, điều kiện về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn đặt con lên hàng đầu,…),…

Xem thêm >>> Quyền lợi của người vợ khi vợ chồng ly hôn là như thế nào?

ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 36 tháng

Thủ tục ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Bước 1: Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền:

+ Nếu thuận tình ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng (hai vợ chồng có thể thỏa thuận Tòa án nộp hồ sơ).

+ Nếu đơn phương ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi người bị khởi kiện cư trú, làm việc.

– Bước 2: Thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án; sau khi có biên lại, Tòa thụ lý đơn và chuẩn bị giải quyết yêu cầu.

– Bước 3: Tòa tiến hành hòa giải, theo đó, sẽ có 3 trường hợp xảy ra: Tòa án hòa giải thành, vợ chồng đoàn tụ thì Tòa đình chỉ giải quyết yêu cầu; nếu hòa giải không thành mà các đương sự vẫn giữ yêu cầu ly hôn cùng việc thỏa thuận nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa xem xét các điều kiện để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn; nếu hòa giải không thành và các đương sự không thỏa thuận được về vấn đề nuôi con dưới 36 tháng tuổi, yêu cầu Tòa giải quyết thì Tòa án sẽ giải quyết theo hướng sau:

+ Tòa án sẽ giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nếu xét thấy mẹ đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

+ Tòa án sẽ giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nếu xét thấy mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con và ngược lại cung cấp các chứng cứ cho thấy bên còn lại không đủ điều kiện cho cho con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn mình.

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi:

– Quyền và nghĩa vụ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

– Có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con và các thành viên trong gia đình tôn trọng quyền nuôi con của mình; có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

– Có nghĩa vụ không cản trở và tạo điều kiện cho người không trực tiếp nuôi con thực hiện quyền, nghĩa vụ thăm nom con.

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi

– Có quyền thăm nom, chăm sóc con

– Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, không phải lúc nào người không trực tiếp nuôi con cũng phải thực hiện nghĩa vụ này. Về mức cấp dưỡng, pháp luật quy định các bên có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan

Hotline
Contact Me on Zalo