Luật Hùng Sơn
Tổng đài tư vấn luật 24/7 1900 6518

Tư vấn thành lập doanh nghiệp? Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp?

  • Luật Hùng Sơn |
  • 20-09-2019 |
  • Doanh nghiệp ,
Rate this post

Ai cũng có ước mơ, dù là to hay nhỏ thì mỗi người chúng ta đều cố gắng để có thể thực hiện nó. Đối với một người kinh doanh, để thực hiện hóa ước mơ của mình, thì đòi hỏi họ sẽ nghĩ đến việc thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những vấn đề cốt yếu để thành lập công ty. Chẳng hạn như: cần chuẩn bị những gì? Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?

Mục lục

1. Một số điều phải biết khi thành lập doanh nghiệp?

Những việc mà chủ doanh nghiệp cần phải biết để thành lập một doanh nghiệp:

– Trước tiên, chủ doanh nghiệp phải lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu của khách hàng,… Hiện nay, theo pháp luật hiện hành có các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

–  Đặt tên doanh nghiệp: Khi đặt tên cho doanh nghiệp cần lưu ý những điều cấm quy định tại Điều 39 Luật doanh nghiệp. Bạn Có thể đặt tên cho doanh nghiệp bằng tiếng việt hoặc tiếng nước ngoài. Nhưng tránh đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng kí trước đó.  

–  Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Để hạn chế sau này khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà phải tốn thêm thời gian, chi phí để bổ sung thêm ngành nghề do trước đó chưa bao quát hết các ngành nghề dự định kinh doanh thì doanh nghiệp cần liệt kê, chuẩn bị kĩ lưỡng  tất cả những ngành nghề dự định và ngành nghề liên quan có thể doanh nghiệp sẽ kinh doanh trong tương lai, vì pháp luật hiện nay không giới hạn ngành nghề kinh doanh nhưng chỉ cho phép kinh doanh những ngành nghề đã kê khai

–  Địa chỉ trụ sở: Để thuận tiện giữa khách hàng và doanh nghiệp, bạn cần phải có địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp rõ ràng, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). 

–  Vốn điều lệ: Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì pháp luật có yêu cầu mức tối thiểu của vốn điều lệ được gọi là vốn pháp định, còn các ngành nghề kinh doanh khác không quy định mức tối thiểu hay tối đa của vốn điều lệ

thành lập doanh nghiệp

2. Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ

Ở bước này, với mỗi loại hình doanh nghiệp thì những yêu cầu về hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại doanh nghiệp đều cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau: 

  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đại diện theo ủy hoặc đại diện theo pháp luật và thành viên
  • Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
  • Đối với tổ chức thì cần giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì cần giấy chứng nhận đăng kí đầu tư
  • Danh sách những thành viên sáng lập
  • Dự thảo điều lệ của công ty
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả

a) Đối với trường hợp đăng ký trực tiếp:

  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.

b) Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ

Bước 4: Sau khi nhận kết quả

  • Doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục dưới đây để có thể chính thức đưa doanh nghiệp vào hoạt động:
  • Doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế 
  • Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng kí mẫu dấu

Như vậy, qua bài viết trên, mọi người đã hiểu rõ hơn các vấn đề về thành lập doanh nghiệp như cách đặt tên, chọn loại hình doanh nghiệp,… sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, để thuận tiện trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì cần phải quan tâm đến thủ tục thành lập doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp vào hoạt động nhanh nhất có thể.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan

Hotline
Contact Me on Zalo